Trung Quốc với nhiều địa danh du lịch nổi tiếng, hùng vĩ và lịch sử…
7 quốc gia khách du lịch không an toàn với nguy cơ bị bắt cóc
“Đi du lịch là để được nghỉ ngơi, hưởng thụ và nên tránh đến những nơi không an toàn để bảo vệ chính bản thân mình” là lời cảnh báo trên trang Thrillist. Để tránh những trường hợp xấu như “nữ du khách Trung Quốc bị bắt cóc ở Malaysasia”. Nên tránh 7 quốc gia được đánh giá là nước mà du khách có nguy cơ bị bắt cóc lớn nhất.
7 quốc gia khách du lịch không an toàn với nguy cơ bị bắt cóc
1. Mexico
Một số thành phố gần biên giới của Mexico như Juarez, Tijuana hay Tampico. Mục tiêu chính để bắt cóc của những kẻ tống tiền là dân địa phương chứ không phải là khách du lịch. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc bạn được an toàn.
Hình thức bắt cóc ở đây thường là do một nhóm những tên côn đồ bắt bạn đi trên đường phố hay những chiếc taxi trá hình. Để an toàn, du khách nên đi theo một đám đông,không đi taxi và chỉ đi dạo xung quanh các điểm du lịch an toàn.
2. Haiti
Đối tượngbắt cóc ở Haiti không phân biệt nghề nghiệp, quốc tịch, chủng tộc, giới tính hay tuổi tác. Tuy nhiên phần lớn nạn nhân đều là dân bản địa.
Để an toàn nhất khi đi du lịch tại Haiti là di chuyển bằng xe của khách sạn và thuê một hướng dẫn viên du lịch bản địa đáng tin cậy nếu bạn muốn đi thăm thú thành phố.
3. Brazil
Các vụ bắt cóc thường xảy ra tại các thành phố lớn như Sao Paolo, Rio de Janiero và nạn nhân là các thương nhân giàu có cùng người nhà của họ.
Những năm trở lại đây, Brazil xuất hiện một “xu hướng” bắt cóc mới nhằm vào mẹ của các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Những kẻ bắt cóc ở Brazil chủ yếu là những người dân nghèo tại các khu ổ chuột, họ tống tiền nhằm để kiếm một khoản kha khá trang trải cuộc sống. Vì vậy khi du lịch tới đây, thay vì ăn mặc sành điệu, hãy thật giản dị và giảm tải tối đa đeo các trang sức đắt tiền.
4. Philippines
Các khu vực Zamboanga, Tây Mindanao, quần đảo Sulu và ở hầu hết các bãi biển nổi tiếng là những địa điểm nguy hiểm, thường xảy racác vụ bắt cóc.
Mục tiêu chính của những kẻ bắt cóc là khách du lịch đến từ Trung Quốc, Châu Âu, Australia và Mỹ. Nhóm khủng bố Abu Sayyaf có dính dáng đến phần lớn các vụ bắt cóc. Sau khi lấy được tiền chuộc, các con tin thường được trả tự do mà không bị nguy hiểm gì. Tuy nhiên cũng có trường hợp nạn nhân bị chặt đầu do chính phủ từ chối hợp tác. Miền bắc và trung của Phillipines được đánh giá là khá an toàn cho du khách.
5. Ấn Độ
Kẻ bắt cóc thường là những tên lưu manh đường phố hoặc những người nghèo. Số tiền họ yêu cầu chuộc cũng không quá cao và nếu như người nhà nạn nhân “hợp tác” tốt, nạn nhân được thả tự do rất nhanh.
Những kẻ bắt cóc nơi đây cũng không được lợi gì khi giết chết con tin và nạn nhân thường là trẻ em, tầng lớp trung lưu bản địa. Khách du lịch tới Ấn Độ không phải mục tiêu chính, tuy nhiên để bảo đảm an toàn cho mình bạn nên hạn chế mang theo người những món đồ đắt tiền.
6. Colombia
Mục tiêu chính của những kẻ bắt cóc là khách du lịch. Phần lớn những nơi diễn ra bắt cóc là nông thôn, rừng núi vắng người. Tại các thành phố lớn cũng xảy ra tệ nạn này nhưng ít hơn.
Vì vậy khi đến Colombia nên hạn chế đi đến những nơi vắng vẻ và nên ra đường cùng một người dân bản địa. Tại thành phố du khách nên chọn những điểm đến là các nhà hàng, khách sạn sang trọng.
7. Venezuela
Tuy nằm cuối cùng trong danh sách những đất nước khách du lịch phải đối diện với nguy cơ bắt cóc, nhưng quốc gia này lại được xem là nước kém an toàn nhất khu vực Mỹ Latin. Thủ đô Caracas được coi là “thánh địa” của tệ nạn bắt cóc và là một trong những nơi có tỷ lệ các vụ giết người cao nhất thế giới.
Mục tiêu của các vụ bắt cóc ở đây là những khách du lịch doanh nhân. Bên cạnh hình thức bắt cóc đòi tiền chuộc, tội phạm ở Venezuela còn thực hiện hành vi cướp xe. Chúng tìm cách lên xe của bạn, khống chế bạn để lấy tiền trong tài khoản ngân hàng sau đó biến mất cùng chiếc xe.